GIẢI PHÁP SMART HOME CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN

79 lượt xem

GIẢI PHÁP SMART HOME

 

Bạn có thể bật đèn sau bếp, điều chỉnh cường độ ánh sáng ở trong phòng ngủ trên điện thoại, tương tác bằng giọng nói qua camera an ninh để điều khiển máy pha cà phê hoạt động, bật máy giặt khởi động theo chương trình giặt, bật điều hòa chế độ thỏa mái để có giấc ngủ ngon, … tất cả chỉ bằng 1 chạm trên thiết bị điện thoại cầm tay mà lúc nào cũng có sẵn bên người của bạn.

Tất cả mọi thứ, gọi là Internet of Things, giúp bạn kết nối, chia sẻ và điều khiển thiết bị một cách nhanh chóng mà không cần phải tốn thời gian quá nhiều.

Để các thiết bị này được kết nối với nhau, thì chúng cần có một mạng lưới hệ thống tự động. Tất cả gọi chung là hệ thống ngôi nhà thông minh.

1. Các tính năng cơ bản cho ngôi nhà Smarthome:

1.1. Chạm để điều khiển:

Khi khách đến nhà, bạn chỉ cần chạm vào phần “Tiếp khách”, đèn phòng khách bật sáng rực rỡ 100%, Rèm tự kéo lên, điều hòa tự giảm xuống độ mát sâu hơn, hệ thống âm thanh tự giảm âm lượng ở mức phù hợp, …

Vào mỗi buổi sáng, rèm cửa tự hé mở, hệ thống âm thanh tự phát những bản nhạc nhẹ nhàng mà bạn ưa thích, điều hòa tự tăng nhiệt độ để giúp bạn đỡ “lười” ra khỏi giường trong mỗi buổi sáng, …

1.2. Ra lệnh bằng giọng nói:

Không chỉ điều khiển trực tiếp trên smartphone, máy tính bảng, bạn có thể điều khiển nhà mình bằng giọng nói tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nhà thông minh được trang bị công nghệ trợ lý ảo, giúp giao tiếp với hệ thống trở nên thân thiện, không cứng nhắc như một hệ thống điều khiển thông thường. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời khi bạn ra lệnh bằng giọng nói và hệ thống hiểu ngôn ngữ của bạn và lập tức đáp ứng ngay những câu lệch của bạn.

1.3. Điều khiển rèm màn:

Thật tuyệt vời nếu được đánh thức bằng ánh mặt trời tự nhiên khi rèm cửa tự động mở vào buổi sáng kèm theo đó là một bài hát yêu thích của bạn để khởi đầu một ngày mới với tràn đầy nhiệt huyết.

Khi có khách ghé thăm, bạn chỉ cần kích hoạt kịch bản “ĐÓN KHÁCH” bằng một nút ấn gắn trên tường, tất cả đèn phòng khách sẽ bật lên và đặc biệt rèm sẽ tự động mở ra hết cỡ. Hay khi bạn đang ở trên giường và muốn một không gian riêng tư, hãy ra lệnh đóng chiếc rèm mỏng bằng điều khiển từ xa, điện thoại thông minh hay đơn giản hơn là yêu cầu trợ lý giọng nói.

1.4. Kiểm tra tình trạng đóng mở cửa:

Toàn bộ cửa chính, cửa sổ hay cổng đều được giám sát một cách dễ dàng cho dù bạn ở bất cứ nới nào. Một tin nhắn sẽ được gửi đi thông báo khi một cảnh cửa mở ngoài ý muốn của bạn.

1.5. Hệ thống giải trí âm thanh đa vùng:

Giải pháp âm thanh đa vùng giúp cho các khu vực khác nhau trong nhà cùng 1 lúc có thể phát các nguồn nhạc khác nhau tùy theo sở thích của từng người.

Ở mỗi khu vực người dùng có thể lựa chọn phát nhạc theo sở thích của mình mà không ảnh hưởng tới những người ở khu vực khác.

Chủ nhân của ngôi nhà thông minh có thể lựa chọn các chế độ phát nhạc theo các khoảng thời gian trong ngày. Chẳng hạn vào buổi sáng hệ thống tự động phát các bản nhạc nhẹ giúp chủ nhân ngôi nhà thư giãn khi bắt đầu một ngày mới, …

1.6. Điều khiển thiết bị chiếu sáng:

Chỉ với một chạm hay trượt, bạn đã có thể điểu khiển toàn bộ hệ thống chiếu sáng của ngôi nhà từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Những kịch bản chiếu sáng theo ý thích của riêng bạn cũng sẽ dễ dàng được tạo lập và thay đổi bởi chính bạn ngay trên iPhone, iPad, … chỉ cần chưa đến 30 giây, bạn hoàn toàn làm chủ và tự do sáng tạo. Đèn nào đang bật, với cường độ sáng bao nhiêu, đèn nào đang tắt, … tất cả đều được thể hiện một cách trực quan ngay trên thiết bị SmartPhone cầm tay của bạn.

Ánh sáng sẽ được tự động tắt/bật theo sự thiết lập mà bạn mong muốn đảm bảo độ chính xác về thời gian.

1.7. Điều khiển điều hòa và thiết bị thông gió:

Kiểm tra trạng thái và điều khiển điều hòa bật/tắt, điều chỉnh nhiệt độ, hút ẩm, nóng, lạnh, quạt gió, …

Bất cứ chủng loại điều hoà nào cũng có thể kết nối trong với giải pháp nhà thông minh của chúng tôi.

Chỉ với một phím bấm, nhiệt độ phòng cũng như ánh sáng, rèm cửa sẽ tự động được điều chỉnh về chế độ thích hợp cho từng mục đích sử dụng.

Điều hoà sẽ không bật nếu cửa sổ phòng đang mở. Một chạm nhẹ trên điện thoại smart phone sẽ đảm bảo tắt hết tất cả điều hoà khi bạn ra khỏi nhà,… Tất cả đều theo những gì bạn muốn nhằm mang lại lợi ích tối đa cả về năng lượng cũng như tuổi thọ thiết bị.

1.8. Điều khiển thiết bị gia dụng theo giải pháp IOT:

Internet Of Things kết nối thế giới thực với Internet để bạn có thể sử dụng dữ liệu từ thiết bị nhằm tăng năng suất và hiệu quả. Có thể kết nối vạn vật với Internet vì có các tùy chọn kết nối khác nhau, chi phí kết nối giảm và nhiều thiết bị khác đang ghi lại dữ liệu.

Vạn vật đang được sử dụng trong ứng dụng IoT bao gồm sản phẩm tiêu dùng chẳng hạn như tivi, tủ lạnh, robot hút bụi, khóa cửa thông minh, cảm biến môi trường, máy quay an ninh và đồng hồ thông minh. Mọi thiết bị có nguồn điện đều có thể là một phần của ứng dụng IoT.

1.9. Hệ thống an ninh, báo động:

Toàn bộ đèn sẽ bật sáng, rèm cửa sẽ mở, nhạc sẽ mở to hết cỡ, tivi được bật lên, vòi tưới cỏ sẽ phun nước, còi sẽ hú, tin nhắn sẽ được gửi đi, điều hoà sẽ tắt trong khi cửa cuốn Gara và cửa cổng sẽ đóng lại, … tất cả các thiết bị đều tham gia “chống trộm” ngay khi ngôi nhà có sự xâm nhập trái phép.

Có bao nhiêu khu vực cần giám sát chống đột nhập? Có bao nhiêu lớp bảo vệ từ ngoài vườn cho tới tận phòng ngủ? Kịch bản nào sẽ thực hiện để đối phó với từng tình huống xâm nhập cụ thể? … tất cả đều do gia chủ quyết định.

Giải pháp an ninh của chúng tôi sẽ thay đổi để đáp ứng yêu cầu theo đúng ý chủ nhân ngôi nhà.

2. Nhà thông minh tiêu chuẩn KNX:

KNX, viết tắt của Konnex, là một tiêu chuẩn mở bao gồm các tiêu chuẩn (EN 50090, ISO / IEC 14543) cho tự động hóa trong thương mại và xây dựng. KNX phát triển từ ba tiêu chuẩn trước đó: the European Home Systems Protocol (EHS), BatiBUS, and the European Installation Bus (EIB or Instabus).

Thiết bị KNX có thể điều khiển ánh sáng, rèm và cửa chớp, HVAC, hệ thống an ninh, quản lý năng lượng, video, âm thanh, màn hình, máy chiều và tất cả đều có thể điều khiển từ xa trên các thiết bị như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, …

Các thiết bị điện được nối với nhau bằng hệ thống dây Bus (cáp EIB) với điện áp 24VDC để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tối ưu hóa việc đi dây cũng như thời gian lắp đặt. Cấu trúc điều khiển phân tán, các thiết bị trong hệ thống đều có khả năng xử lý thông tin và hoạt động một cách độc lập, đảm bảo tính vận hành liên tục của toàn hệ thống. Nó cho phép chủ nhà quản lý hệ thống điện một cách dễ dàng hơn cũng như nâng cao khả năng mở rộng hệ thống trong tương lai. Ngoài ra, thiết bị theo tiêu chuẩn  KNX còn được kết nối với các thiết bị khác theo tiêu chuẩn DALI và BACNET nhờ các thiết bị chuyển đổi (gateway).

3. Nhà thông minh tiêu chuẩn NAVAST SMARTLIFE:

App Smarlife do NAVAST SMARTLIFE phát triển là tiêu chuẩn khu vực mạng lưới cá nhân 802.15.4 của IEEE, đã tồn tại hơn một thập kỷ. Nó được xem là một giải pháp thay thế cho Wi-Fi và Bluetooth của một số ứng dụng bao gồm các thiết bị sử dụng năng lượng thấp mà không cần nhiều băng thông – như các hệ thống cảm biến trong nhà thông minh.

Ví dụ, bạn có một bóng đèn và công tắc đèn được hỗ trợ SMARTLIFE . Bạn muốn công tắc có thể điều khiển được bóng đèn, thì hãy sử dụng mạng lưới kết nối SMARTLIFE dù cả hai thiết bị này thuộc nhà sản xuất khác nhau. Chỉ cần đảm bảo chúng có thể hiểu được cùng một ngôn ngữ chung để không có rào cản về mặt giao tiếp là được.

SMARTLIFE không tập trung quá nhiều vào các điểm kết nối. Chẳng hạn gửi dữ liệu qua cổng Bluetooth giữa một thiết bị có công suất cao đến một thiết bị có công suất cao khác trong phạm vi ngắn, thì mạng lưới SMARTLIFE vẫn hoạt động tốt.

Trên thực tế, khi sử dụng nhiều thiết bị có hỗ trợ SMARTLIFE trong hệ thống nhà thông minh, vẫn diễn ra sự cố về trường hợp thiết bị không thể kết nối, do có quá nhiều thiết bị khác muốn kết nối với bộ điều khiển trung tâm. Đó là lí do vì sao bạn cần sử dụng các thiết bị có giao thức kết nối không dây để không làm cho hệ thống trở nên bị rối, cồng kềnh.

Với việc cải tạo hệ thống điện cũ của nhà bạn sang hệ thống thông minh mà không muốn phải đục phá thì zigbee là phương án phù hợp nhất và với kinh phí phù hợp.

Nếu bạn muốn tính an toàn của hệ thống, thì hãy chọn nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX. Bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời nhất với KNX bởi tính linh hoạt và ổn định của hệ thống.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.